Khám phá ngã ba biên giới, vùng đất của những bộ tộc ít người nhất Việt Nam
Sáng 4.11, tại sân bóng Hoàng Cầu (Hà Nội), lễ khai mạc và khởi tranh các trận đấu ở vòng bảng giải bóng đá các cơ quan T.Ư mở rộng tranh Cúp Báo Đại biểu Nhân dân lần thứ 24 - năm 2023 đã được tổ chức.4 điểm mới đáng chú ý trên Honda ADV 160 so với Honda ADV 150
Chuyên gia khí tượng Alvaro Silva, của WMO cho biết: Nhiệt độ gia tăng một cách bất thường từ tháng 6.2023. Tính luôn tháng 1.2024 thì liên tục 7 tháng nhiệt độ toàn cầu hàng tháng đều lập kỷ lục mới (so với trung bình những năm trước). Nhiệt độ bề mặt biển toàn cầu cao kỷ lục. El Niño là nguyên nhân làm tăng nhiệt độ ở một số nơi trên thế giới. Còn nguyên nhân chính của tình trạng này là do biến đổi khí hậu mà con người gây chính là tác nhân.
Vì sao cấm nhưng học sinh tiểu học vẫn học thêm?
Ngày 3.3 (theo giờ Mỹ), trong khuôn khổ chương trình quảng bá điện ảnh Việt Nam tại Mỹ nhân kỷ niệm 30 năm thiết lập quan hệ ngoại giao Việt Nam - Mỹ, Hiệp hội Xúc tiến phát triển điện ảnh Việt Nam (VFDA) do TS Ngô Phương Lan - Chủ tịch VFDA, nguyên Cục trưởng Cục Điện ảnh làm trưởng đoàn đã có buổi làm việc với tập thể lãnh đạo cao cấp của Sony Pictures (một trong những hãng phim lớn ở Hollywood, thành viên của Hiệp hội Điện ảnh Mỹ) nhằm tiến đến hợp tác sản xuất phim ở Việt Nam.Đại diện Sony Pictures có ông Sanford Panitch, Chủ tịch Sony Pictures, ông Andy Davis (Chủ tịch phụ trách sản xuất phim), bà Katie Goldstein (Giám đốc điều hành)… Được biết, Sony Pictures sản xuất khoảng 15 bộ phim lớn mỗi năm, đa số là phim chiếu rạp (có thể kể đến loạt phim nổi tiếng như Spider-Man, Venom, Men in Black, Paddington in Peru, Bad Boys for Life…).Tại buổi làm việc, TS Ngô Phương Lan cho biết, VFDA được thành lập năm 2019 với mục tiêu hỗ trợ sự phát triển của điện ảnh Việt Nam bằng cách tư vấn, đề xuất, xây dựng chính sách điện ảnh. VFDA nhằm mục đích thúc đẩy sự phát triển môi trường cho ngành điện ảnh trong nước, đồng thời từng bước hội nhập sâu hơn trên trường quốc tế. Giới thiệu về những điều kiện, ưu đãi nếu nhà đầu tư đến Việt Nam sản xuất phim, TS Lan chia sẻ, Việt Nam có khả năng trở thành điểm đến hấp dẫn đối với các nhà đầu tư, nhà sản xuất phim từ khắp nơi châu Á và thế giới, bởi Việt Nam có rất nhiều danh lam thắng cảnh. Về cơ chế chính sách theo luật Điện ảnh mới có hiệu lực từ năm 2023 đã mở hơn so với luật cũ, tạo điều kiện thuận lợi cho nhà làm phim trong nước và quốc tế. Chưa kể làm phim ở Việt Nam với chi phí sản xuất phải chăng."Trong khi chờ chính phủ quy định chính sách ưu đãi khuyến khích cho các nhà làm phim sản xuất phim ở Việt Nam, hiệp hội đã nỗ lực hỗ trợ các tỉnh, thành tại Việt Nam trong việc nhận thức tầm quan trọng và tiềm năng của ngành công nghiệp điện ảnh, bên cạnh phát triển văn hóa, du lịch", TS Lan cho biết.VFDA đã xây dựng được bộ chỉ số thu hút đoàn phim (PAI), khuyến khích các địa phương tự đánh giá theo các tiêu chí PAI. PAI sẽ giúp các địa phương từng bước hiểu được những nhu cầu cụ thể của một đoàn phim, đồng thời là cầu nối hữu ích khi tạo ra những điều kiện cơ bản thuận lợi để thu hút quay phim tại địa phương."Ví dụ quay phim tại địa phương về xe cộ, khách sạn, ăn uống, cảnh quay, nhân lực… các tỉnh hỗ trợ tối đa, thậm chí miễn phí để đoàn làm phim có điều kiện tốt nhất khi đến quay phim", TS Lan nói.Tại buổi gặp, ông Sanford Panitch đánh giá cao về sự nỗ lực của VFDA trong việc quảng bá điện ảnh Việt Nam ra thế giới và hỗ trợ các nhà làm phim trong nước lẫn quốc tế. Việc tổ chức thường niên Liên hoan phim Châu Á tại Đà Nẵng (DANAFF) cũng là một bước tiến lớn trong việc phát triển ngành công nghiệp điện ảnh tại Việt Nam.Ông bày tỏ sự quan tâm đến việc đến Việt Nam làm phim để chiếu tại rạp, nhưng có nhiều lo lắng về các ưu đãi tài chính, năng lực của đoàn làm phim địa phương và khả năng kiểm duyệt phim. Phía Sony Pictures cho rằng đây cơ hội tuyệt vời để các nhà làm phim Hollywood khám phá các danh lam thắng cảnh ở Việt Nam, hợp tác với các đối tác tại Việt Nam, mong muốn VFDA là đơn vị hỗ trợ để có thể thảo luận về dự án cụ thể trong thời gian tới."Chúng tôi rất hào hứng có dịp tham gia DANAFF, sự kiện này sẽ là cơ hội tuyệt vời để giao lưu và kết nối với các nhà làm phim, nhà sản xuất từ khắp nơi trên thế giới. Tôi thấy Việt Nam là đất nước có kiến trúc độc đáo cùng những tài năng điện ảnh mới mẻ, trẻ, mang đến nhiều cơ hội thú vị trong lĩnh vực sản xuất phim ảnh. Nhưng ở giai đoạn khó khăn hiện tại, điều quan trọng nhất là ưu đãi tài chính và tìm kiếm tài trợ để cùng sản xuất phim", ông Andy Davis bày tỏ.Theo ông Andy Davis, "trong quá trình sản xuất, các hãng phim thường quay lại những địa điểm quen thuộc như Anh, Đông Âu, Úc. Nhưng chúng tôi đang khao khát tìm kiếm những môi trường mới để thỏa sức sáng tạo trong các bộ phim của mình". Ông Andy Davis cho rằng, ưu đãi tài chính từ chính phủ địa phương đóng vai trò quan trọng trong việc quyết định địa điểm quay phim của các nhà làm phim ở Mỹ, bởi các ưu đãi giúp giảm chi phí sản xuất. Ngoài ra, một trong những thách thức lớn nhất mà các nhà sản xuất phim phải đối mặt là quy trình duyệt kịch bản tại các quốc gia có yêu cầu kiểm duyệt nghiêm ngặt.Tuy nhiên, TS Ngô Phương Lan nhấn mạnh, theo luật Điện ảnh mới - cởi mở cho các nhà làm phim, chỉ cần nộp kịch bản phần quay phim ở Việt Nam, còn lại có thể tóm tắt kịch bản, làm sao phù hợp với các quy định ở Việt Nam, đảm bảo bộ phim có thể được sản xuất, công chiếu thuận lợi nhất.VFDA chia sẻ thêm, ngân sách trung bình cho một bộ phim ở Việt Nam dao động từ 2 triệu USD đến tối đa 4 triệu USD, những bộ phim này có thể mang lại doanh thu phòng vé đáng kể, có bộ phim đã lên đến khoảng 25 triệu USD."Trong khi chờ chính phủ Việt Nam ban hành nhừng quy định cụ thể về ưu đãi tài chính cho các phim nước ngoài quay tại Việt Nam, VFDA có thể tìm những gói ưu đãi từ các địa phương quay phim, đồng thời tư vấn để dự án phim vừa đảm bảo đúng quy định của luật Điện ảnh, vừa đạt được yêu cầu về nội dung và tài chính của phía Sony Pictures", TS Ngô Phương Lan cho biết.
Như đã thông báo ban đầu trong thư mời các đội tham dự, BTC giải bóng đá Thanh Niên Sinh viên Việt Nam sẽ đài thọ kinh phí (gồm vé máy bay, ăn ở cho các đội ngoài TP.HCM và các lực lượng làm nhiệm vụ khác), hỗ trợ tiền ăn cho các đội trong khu vực TP.HCM giành quyền tham dự VCK. Ngoài ra, các đội sẽ được cung cấp trang phục thi đấu (mỗi đội 2 bộ), nước uống và bóng tập luyện. Mới đây BTC cũng đã thống nhất hỗ trợ cho tất cả đội bóng tham dự vòng loại mỗi đội 1 bộ trang phục thi đấu cho 23 cầu thủ và trang phục cho 7 thành viên lãnh đạo, BHL, đồng thời mỗi đội sẽ được cung cấp 3 quả bóng tập luyện.
Sự trưởng thành của thầy trò Park Hang-seo
Tôi nhớ nhà văn Vũ Bằng viết về tháng giêng như vầy: "Ai bảo được non đừng thương nước, bướm đừng thương hoa, trăng đừng thương gió; ai cấm được trai thương gái; ai cấm được mẹ yêu con; ai cấm được cô gái còn son nhớ chồng thì mới hết được người mê luyến mùa xuân". Thế mà sao mỗi lúc nghe cánh én chở tin xuân, lòng tôi tràn ngập bâng khuâng và phập phồng lo sợ.Khi tôi hiểu ra niềm vui từ những chiếc bao lì xì của mình cũng được đổi bằng những đồng tiền mở hàng của mẹ; khi tôi hiểu rằng tết đến, mẹ tôi đã phải tất tả gồng mình trong cái lạnh sắt se của cơn gió đông đang chạy KPI thổi những luồng tiếp nhau như con sóng liên hồi, thì tôi không còn hân hoan mỗi lần nắng vàng điểm lên cành mai trước ngõ.Bởi những ngày chót của năm, mẹ tôi phải làm việc bằng ba vì "Khôn ngoan đến cửa quan mới biết, giàu có đến ba mươi tết mới hay". Vất vả thế để ba ngày tết trong nhà đủ đầy thịt mỡ, dưa hành, bánh mứt. Lam lũ thế thì ban thờ mới có mâm ngũ quả đầy đặn, hương đăng ấm cúng để kịp đón ông bà về ăn tết, đón xuân.Có những lần tôi hờn trách mẹ, chiều ba mươi rồi vẫn chưa mua đồ mới, giày mới. Nhiều khi còn vùng vằng, khó chịu và vô tình nói những lời làm mẹ tổn thương. Mẹ tôi không nói gì, bà chỉ thở dài rồi lại vội vội vàng vàng với hàng tá công việc đang bu tới níu lấy mình. Tôi dại dột quá chỉ biết se sua. Tôi nào hay cả ngày hôm ấy, khi người người nhà nhà đã nghỉ việc và nô nức sắm sửa trang hoàng, mẹ tôi – và nhiều bà mẹ khác vẫn đang đổ mồ hôi nóng, mồ hôi lạnh để tranh thủ kiếm thêm tiền mua cho con vài bộ quần áo mới.Cuối ngày, khi mọi người bắt đầu chực chờ tiếng pháo nổ đì đùng điểm sáng cho đêm trừ tịch bớt đi sự tối tăm, mẹ tôi vẫn lặng lẽ dọn dẹp nhà cửa, cẩn thận ủi cho tôi những bộ quần áo mới tinh. Lúc ấy, tôi đã chìm vào cơn mơ. Sáng hôm sau, tôi ngỡ ngàng. Những chiếc áo được ủi phẳng lì và những chiếc quần xếp li láng cót khiến tôi nhảy cẫng lên sung sướng và nhiều năm sau khiến tôi hối hận, day dứt. Tôi bắt đầu không ham thích tết. Nếu không xé lịch mà thời gian ngừng lại, tôi tình nguyện để những cuốn lịch cứ thế nằm im, để mẹ tôi không phải vất vả với những lo toan trong mấy ngày giáp tết.Lúc tôi thấu hiểu sự nhọc nhằn của mẹ cũng là khi tôi nhìn rõ bản chất sự luân hồi của thời gian. Làm gì có sự tuần hoàn khi mỗi năm gương mặt mẹ tôi lại thêm một nếp hằn của năm tháng. Thời gian lướt qua, lau lách trổ cờ trên tóc mẹ gieo vào lòng tôi muôn chiều bâng khuâng, khắc khoải. Mỗi bận xuân về hoa thắm, tuổi đời phai. Tuổi đời mẹ như cánh én nghiêng chao qua mùa xuân đang dần tàn úa, khẽ khàng mà xao động cả đời tôi. Tôi cứ sợ mỗi lần xuân qua rồi, mẹ tôi sẽ ngày thêm còm cõi già nua, như cội cây già đang cạn dần nhựa sống khi những cụm hoa nhỏ vẫn còn cần sự bảo bọc, chở che.Mỗi một mùa xuân đến, tôi vẫn được mẹ gửi cho những đồng tiền mừng, ôi sao mà hạnh phúc! Hạnh phúc ấy không phải là hạnh phúc của một đứa trẻ con được cho những tờ tiền mới cót. Đó là niềm hạnh phúc được nuôi lớn từ nhiều năm và mỗi ngày một lớn, tựa như cây mai trước sân mỗi một năm đều được chăm bón rồi lại trổ hoa đầy hi vọng sau giá rét. Năm trước tôi được đón xuân cùng mẹ, năm này lại được đón xuân cùng mẹ sau nỗi lo sợ tóc mẹ như mây gió bay qua đời mình thì còn niềm vui sướng nào hơn.Nhưng rồi cứ mỗi một xuân qua vậy, lòng lại tràn ngập lo âu. Để rồi rưng rức mỗi lần nghe câu hát: "Mỗi mùa xuân sang mẹ tôi già thêm một tuổi/Mỗi mùa xuân sang ngày tôi xa mẹ càng gần/Dù biết như thế, tôi vẫn phải tin/Tôi vẫn phải tin mẹ đang còn trẻ/Mỗi mùa xuân về mẹ thêm tuổi mới/Mỗi mùa xuân mới con mừng tuổi mẹ". Tôi đã đồng điệu với tác giả ca khúc này rồi."Dị sàng đồng mộng", chúng tôi cùng một nỗi lo, cùng một cảm xúc và cùng một hành động. Đâu ai kháng cự nổi định luật của thời gian. Nếu một xuân nào bàng hoàng tôi không mẹ, xuân sẽ quạnh hiu và lòng người quạnh quẽ. Tôi cứ ngần ngại và lắng lo trước sự mất mát ấy. Nên cứ mỗi độ xuân về, tôi gửi lòng mình theo cánh én để nhắn đến xuân lời ca: "Xuân ơi xuân nếu chẳng vui gì/Hãy đừng, đừng tìm đến chi"…